logo
thanhtoan

thanh toán
khi nhận hàng

giaohang

giao hàng
toàn quốc

doihang

đổi hàng
trong 7 ngày

baotri

bảo trì
vĩnh viễn

danh mục sản phẩm
cart
Giỏ Hàng ((0))
hotline

039.940.8888
Hotline mua hàng

Linh kiện máy tính (Tổng 405 sản phẩm)

Hãng sản xuất

Linh kiện máy tính là gì Máy tính bao gồm những linh kiện nào?

Máy tính có thể là thứ chúng ta dùng hàng ngày hoặc thấy thường xuyên nhưng mỗi khi nói đến các thành phần phần cứng bên trong thì không phải ai cũng nắm rõ. Vậy linh kiện máy tính là gì? Máy tính bao gồm những linh kiện nào? 

Các bộ phận linh kiện cấu tạo lên máy tính

Linh kiện máy tính là các thành phần được lắp ghép để tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh. Như bạn biết, máy tính là sản phẩm điện tử được tạo nên từ hành trăm các linh kiện lớn, nhỏ khác nhau. Chúng ta cần biết cơ bản các bộ phận quan trọng có trong máy tính như: CPU, RAM, ổ cứng, Mainboard, bộ Nguồn, Card đồ họa và card mạng.

CPU (Central Processing Unit)


CPU hay còn được gọi là chip, là bộ xử lý trung tâm và được ví như “bộ não” của máy tính. Bởi nó có chức năng tương tự bộ não của con người, nó sẽ giúp máy tính xử lý tất cả các thông tin từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, nói chung là mọi hành động đều phải thông qua CPU rồi mới hiển thị ra màn hình Desktop.

CPU là linh kiện quan trọng nhất trong máy tính

Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng trong máy tính, nó sẽ quyết định hiệu năng hoạt động có mạnh không. Vì vậy mà nó cũng là linh kiện đắt đỏ nhất trong máy tính, được nghiên cứu kỹ càng nhất trong quyết định của người mua.

RAM (Random Access Memory)


RAM là bộ nhớ tạm thời, bởi tất cả các dữ liệu tại RAM sẽ mất đi khi bạn restart lại máy. Đây là linh kiện máy tính quan trọng thứ hai sau CPU vì dung lượng của nó ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và hiệu suất làm việc của máy tính.

RAM ảnh hướng đến tốc độ và hiệu suất làm việc của máy tính

RAM là bộ phận hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng cho CPU, có nghĩa là RAM sẽ lưu lại tạm thời những thông tin mà bạn vừa thao tác trên máy tính và nó sẽ lưu lại và đẩy từ từ các thông tin vào cho CPU xử lý, để cho CPU có thời gian nghỉ trước khi xử lý mà không bị quá tải. Dung lượng của RAM càng lớn thì lưu trữ được càng nhiều thông tin và đồng nghĩa với việc bạn sẽ xử lý và làm nhiều việc cùng một lúc hơn.

Ổ cứng (HDD hoặc SSD)

Đây là bộ nhớ của máy tính chứa toàn bộ dữ liệu của bạn. Có 2 loại ổ cứng thông dụng đó là ổ HDD và ổ cứng SSD. Ổ HDD thì được sử dụng rộng rãi hơn bởi vì giá thành rẻ hơn rất nhiều so với ổ SSD nhưng nhược điểm của nó là tốc độ đọc, ghi và xử lý thông tin chậm hơn nhiều so với ổ SSD.

Bộ nguồn (Power Supply hay PSU)

Bộ nguồn là phần cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc và tuổi thọ máy tính của bạn. Nhất là với những ai đang sử dụng laptop.

Bộ nguồn có nhiệm vụ chuyển hóa dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều (máy tính sử dụng dòng điện 1 chiều (DC) để cung cấp điện năng cho các linh kiện máy tính), một khi dòng điện quá mạnh thì sẽ gây hư hại cho máy tính hoặc nếu như dòng điện quá thấp thì cũng dẫn đến hiện tượng thiếu hụt điện năng cho các linh kiện bên trong và cũng gây nên tình trạng chập chờn, máy tính restart liên tục và có thể không thể hoạt động được.

Bộ nguồn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tuổi thọ của máy tính

Card đồ họa (Graphics Card)

Card đồ họa có nhiệm vụ chính là xử lý tất cả những gì liên quan đến hình ảnh, video và xuất lên màn hình hiển thị.

Card đồ họa xử lý các tác vụ hình ảnh

Card mạng

Card mạng (network card), hay card giao tiếp mạng (Network Interface Card), là một bản mạch cung cấp khả năng truyền thông mạng cho một máy tính. Nhờ vào các kết nối với khe cắm trong bo mạch chính của máy tính để bàn nên các máy tính kết nối với nhau qua môi trường mạng. Việc kết nối này còn được gọi là LAN adapter.

Card mạng cung cấp khả năng truyền mạng cho máy tính

Mainboard (Bo mạch chủ)

Mainboard được ví như bộ xương của con người, là nơi gắn kết tất cả các linh kiện máy tính và các thiết bị ngoại vi lại với nhau thành một khối thống nhất để máy tính có thể hoạt động được. Nó giúp máy tính điều khiển tốc độ và đường đi của luồng dữ liệu giữa các thiết bị trong máy tính.

mess